25 công thức cho bài viết bán hàng (copywriting)

25 công thức cho bài viết bán hàng (copywriting) kèm các ví dụ minh họa cụ thể cho mạng xã hội.

Công thức thì nhiều, nhưng không phải công thức nào cũng phù hợp. Hãy thử, đánh giá và chọn lọc.

1. BAB: BEFORE – AFTER – BRIDGE

  • Before: Đây là thế giới của bạn
  • After: Hãy tưởng tượng nó sẽ trở nên như thế này, có vấn đề A cần giải quyết
  • Bridge: Đây là cách để giải quyết

Đây là một công thức mình khá thường dùng cho khách hàng: mô tả vấn đề, mô tả một thế giới mà vấn đề đó không tồn tại, sau đó giải thích làm thế nào để chạm tới thế giới đó.

Công thức này còn phù hợp với emails, newsletter.

VD: Nội dung thì đã có nhưng đôi khi bạn mất cả buổi chỉ để chọn ảnh, làm ảnh cho một bài viết của mình? Hãy tưởng tượng bạn chỉ mất có 5 phút thay vì 60 phút để cho ra đời một thiết kế hoàn hảo. Đây là cách chúng tôi làm:….

2. PAS: PROBLEM – AGITATION – SOLUTION

  • Problem: Vấn đề mà khách hàng tiềm năng cảm thấy hoặc quan tâm
  • Agitation: Kích động vấn đề để khiến nó trở nên nghiêm trọng, đáng chú ý
  • Solution: Đưa ra giải pháp cho vấn đề

Copyblogger gọi công thức này là chìa khóa để thống trị các phương tiện truyền thông xã hội.

Một biến thể của PAS đó là PADS, D là Disredit – làm mất uy tín của những giải pháp khác. Kiểu như là “cách tập luyện này thì mang lại hiệu quả vừa nhanh vừa bền vững hơn những cách tập luyện khác”.

VD: Mắc kẹt vì không có ý tưởng gì cho bài viết mới, không biết kể chuyện thế nào cho thú vị hấp dẫn? Để sự nhàm chán nhấn chìm bạn hay chống lại nó? Hãy khám phá những công thức kể chuyện và tạo ra sự chú ý không thể cưỡng lại với khóa học này.

3. FAB: FEATURE – ADVANTAGES – BENEFIT

  • Feature: Tính năng (những gì SP hoặc bạn có thể làm)
  • Advantage: Lợi thế (tại sao nó hữu ích)
  • Benefit: Lợi ích (Sao nó dành cho họ)

VD: Bạn nhận được …. và các sản phẩm mang tới … để bạn có được…

4. AIDA: ATTENTION – INTEREST – DESIRE – ACTION

  • Attention: Kéo người đọc ra khỏi cuộc sống/hoàn cảnh nhàm chán của họ
  • Interest: Thông tin trực quan, mới mẻ để khiến họ chú ý
  • Desire: Thúc đẩy họ thích, muốn những gì bạn đang cung cấp
  • Action: Kêu gọi hành động

Công thức này thì quá phổ biến với copywriter hoặc các bạn làm content writing rồi nhưng mà mình thấy là nhiều bạn bị mắc lỗi tập trung quá vào Attention hoặc Action mà quên đi yếu tố Desire.

VD: Phần mềm kế toán hữu ích nhất thế giới (Attention) với hơn 2,5 triệu người dùng trong năm 2015 (Interest) và còn hơn thế. Hãy thử bản dùng thử ngay! (Action)” – Không hề có yếu tố Desire

VD về một bài AIDA hoàn chỉnh:

Attetion: Làm thế nào để tạo ra sự chú ý trong thế giới quá tải thông tin này?

Interest: Tận dụng công cụ và những công thức đã được chứng minh giúp bạn biết xây dựng một hệ thống nội dung thông minh, hiểu tâm lý để tạo ra sự khác biệt, biến những người đăng ký trở thành khách hàng trả phí.

Desire: Bạn có muốn thấy một góc nhìn mới mẻ về việc làm nội dung không “cực”?

Action: Đăng ký tư vấn miễn phí luôn bây giờ!

5. ACCA

  • Awareness: Nâng cao nhận thức về một vấn đề
  • Comprehension: Tăng sự hiểu biết bằng cách giải thích
  • Conviction: Tạo ra niềm tin để làm gì đó cho vấn đề này
  • Action: Kêu gọi hành động

Mình thường dùng công thức này cho các bài viết dài dạng blog posts.

6. SSS

  • Star: Một nhân vật thành công trong câu chuyện bạn định kể
  • Story: Câu chuyện
  • Solution: Giải thích vì sao ngôi sao lại chiến thắng

“Star” ở đây có thể là mọi thứ: sản phẩm, dịch vụ, ý tưởng hoặc là chính người đọc, khách hàng thân thiết…

VD: Đạt được mục tiêu thu nhập 2 tỷ khi làm solopreneur trong một ngách hẹp, bạn có thể đọc chia sẻ của N.N tại đây!

7. SCH

  • Star: Sản phẩm, dịch vụ, ý tưởng
  • Chain: Một series chứa các dữ kiện, nguồn, lợi ích, lý do
  • Hook: Kêu gọi hành động

VD: Không có khách hàng. Không tăng được thu nhập. Muốn từ bỏ sự nghiệp coach? Cách bạn có khách hàng chỉ sau 30 ngày, thậm chí nhanh hơn như vậy (link tới khóa học/bài viết).

8. AFOREST

  • A – Alliteration: Đánh giá
  • F – Facts: Các dữ kiện
  • O – Opinions: Ý kiến
  • R – Repetition: Sự lặp lại
  • E – Examples: Ví dụ
  • S – Statistics: Thống kê
  • T – Threes (Nhắc thứ gì đó 3 lần để tạo ra ấn tượng và ghi nhớ)

Công thức này thì không hợp lắm cho social media, nhưng landing page hoặc blog post thì hoàn toàn hợp lý.

VD: Kiến thức thực tiễn từ người có 15 năm kinh nghiệm. Bài học dễ hiểu, dễ nhớ. Tính ứng dụng cao. Chi tiết khóa học XXX.

9. APPPA (PAPA)

Công thức này thì tập trung vào phần chứng minh. Vì vậy, nếu mà bạn không có đủ tự tin hay là đủ các luận điểm thuyết phục thì không nên sử dụng công thức này.

  • Attention: Đưa ra các vấn đề gây chú ý
  • Advantages: Chỉ ra những lợi thế trong giải pháp của bạn
  • Prove: Chứng minh những gì bạn vừa nói
  • Persuade: Thuyết phục
  • Action: Kêu gọi hành động

Mình không sử dụng công thức này mà dùng 1 công thức biến thể gần giống với nó là PAPA:

  • Problems: Nêu ra vấn đề
  • Advantages: Lợi ích của việc giải quyết vấn đề
  • Prove: chứng minh rằng bạn có thể giải quyết nó
  • Action: Kêu gọi hành động

VD:

Mặc cảm mỗi lần tham dự các bữa tiệc công ty vì hơi thừa cân để mặc đầm dạ hội?

Không cần giảm cân mà bạn hoàn toàn vẫn có thể tự tin và tỏa sáng.

Hãy chọn chiếc đầm phù hợp với vóc dáng và che đi các khuyết điểm nhưng vẫn thoải mái khi mặc.

Ghé thăm gian hàng XXX để chọn những chiếc váy dành cho người không gầy.

10. QUEST

  • Qualify: vạch ra một viễn cảnh
  • Understand: hiểu họ đang ở đâu (cho họ thấy)
  • Educate: hướng dẫn họ cách tốt hơn
  • Stimulate: kích thích để họ muốn có cách tốt hơn
  • Transition: chuyển đổi tới hành động cụ thể

VD: Content writer đã 3 năm kinh nghiệm nhưng ngày ngày phải chạy theo yêu cầu của khách hàng tới mức kiệt quệ sáng tạo? Thay đổi công việc thì chưa thể mà thay đổi khách hàng lại càng khó? Liệu bạn đã thực sự nắm được các kỹ thuật viết và tạo ra những nội dung gây nghiện? Khóa học này dành cho content writer từ junior tới senior!

11. SLAP

  • Stop: Dừng các viễn cảnh
  • Look: Khiến họ chú ý (ví dụ như đọc)
  • Act: Khiến họ hành động
  • Purchase: Khiến họ mua

Công thức này phù hợp với những sản phẩm có giá rẻ hoặc không phải là “mua” mà có thể là hành động khác như “Tải về” hoặc “Nhận coupon” v.v.

VD: Vật lộn 3 tháng trời mà không có được khách hàng nào mới khi làm freelance writer? Không phải tại bạn lười mà vì có thể bạn đã làm sai cách. Làm đúng theo bước này để tìm ngay được khách hàng đầu tiên chỉ trong 30 ngày.

12. AICPBSAWN

  • Attention: Lợi ích lớn nhất, vấn đề lớn nhất bạn có thể giải quyết, USP
  • Interest: Lý do tại sao họ nên quan tâm tới những gì bạn nói
  • Credibility: Lý do họ nên tin bạn
  • Prove: Chứng minh những gì bạn tuyên bố là sự thật
  • Benefits: Liệt kê tất cả lợi ích
  • Scarcity: Tạo sự khan hiếm
  • Action: Nói cho họ biết chính xác họ phải làm gì
  • Warn: Cảnh báo điều gì sẽ xảy ra nếu họ không hành động
  • Now: Thúc đẩy họ thực hiện hành động ngay bây giờ

VD: Đăng ký nhận email của Linh Phan ngay bây giờ: những công thức viết bài bán hàng khó khiến bạn thất bại. Sau đó bắt đầu trình bày lần lượt các yếu tố.

13. UPWORDS

Sử dụng một hình ảnh ẩn dụ hoặc liên tưởng để người đọc dễ hình dung.

VD: Chiến lược mới của chúng tôi như một chiếc xe đạp. Nhưng người đạp lại là bạn, hãy nhấn pedan để gặt hái thành công ….

14. OATH

Đây là 4 giai đoạn nhận thức của thị trường về sản phẩm dịch vụ hay ý tưởng của bạn.

  • Oblivious: Quên
  • Apathetic: Thờ ơ
  • Thinking: Suy nghĩ cân nhắc
  • Hurting: Tuyệt vọng

Công thức này có thể giúp bài viết hiệu quả vì nó tập trung vào người đọc và nhu cầu của mình. Họ đang ở giai đoạn nào trong nhận thức SPDV của bạn? Họ hoàn toàn không biết (quên) hay họ đang là người tuyệt vọng cần một giải pháp? Biết độc giả mình đang ở đâu có thể giúp bạn viết hiệu quả hơn.

VD: Bạn có tin không? Một freelance writer có thể kiếm được tới 10,000$ một tháng. Đừng từ bỏ đam mê, hãy tìm hiểu cách họ thành công:…

15. PASTOR

  • Problem, person, pain: Ai, vấn đề, khó khăn…
  • Amplify: khuyếch đại những hậu quả nếu không giải quyết vấn đề, khó khăn
  • Story, solution, system: câu chuyện, giải pháp, hệ thống
  • Testimonials: Ý kiến đánh giá
  • Offer: Đưa ra những đề xuất
  • Response: Kêu gọi hành động

16. The APPROACH

  • Arrive: Tiếp cận vấn đề
  • Propose: Đề xuất một giải pháp
  • Persuade: Thuyết phục tại sao giải pháp của bạn hiệu quả
  • Reassure: Trấn an rằng bạn và giải pháp của bạn là có hiệu quả
  • Orchestrate: Gợi ý một cơ hội để bán
  • Ask for the order: Kêu gọi mua hoặc phản hồi
  • Bạn sẽ thấy hay gặp công thức này khi nói chuyện với các Telemarketer.

VD:

Khóa học “Trở thành Solopreneur” – Chìa khóa khai mở tiềm năng của bạn!

Bạn là một chuyên gia hay nhà sáng tạo nội dung? Bạn đang mong muốn làm chủ công việc và cuộc sống của mình?Bạn muốn biến đam mê thành sự nghiệp và kiếm được thu nhập mơ ước?

Nếu bạn đang ấp ủ những điều trên, khóa học “Trở thành Solopreneur” chính là dành cho bạn!

Đến với khóa học, bạn sẽ:

  • Tiếp cận vấn đề: Hiểu rõ những thách thức và cơ hội khi trở thành một Solopreneur.
  • Đề xuất giải pháp: Được trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết để khởi đầu và phát triển công việc kinh doanh của riêng bạn.
  • Thuyết phục: Nhận được lời khuyên thực tế từ những Solopreneur thành công, giúp bạn tự tin vào con đường của mình.
  • Trấn an: Được hỗ trợ bởi cộng đồng Solopreneur năng động và nhiệt huyết, luôn sẵn sàng chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau.
  • Gợi ý cơ hội: Khám phá những bí quyết để thu hút khách hàng tiềm năng và xây dựng thương hiệu cá nhân mạnh mẽ.
  • Kêu gọi mua: Nắm bắt cơ hội tham gia khóa học “Trở thành Solopreneur” với mức ưu đãi hấp dẫn!

Bạn còn chần chừ gì nữa? Hãy đăng ký ngay hôm nay để bắt đầu hành trình chinh phục ước mơ của bạn! 

17. The 1-2-3-4 questions

  1. Tôi có gì cho bạn?
  2. Nó sẽ giúp bạn thế nào?
  3. Tôi là ai?
  4. Những gì bạn cần làm tiếp theo?

Công thức 4 câu hỏi này là một cách hữu ích để bạn mở ra câu chuyện của mình. Sau khi kể chuyện và giải thích lợi ích, bạn cho phép người ta tìm hiểu về bạn, bạn là ai – tại sao họ nên lắng nghe bạn?

VD: Cần vé để tham gia show diễn lớn nhất năm của ban nhạc X? Hãy để lũ bạn thân lác mắt khi bạn sở hữu cặp vé vạn người mơ ước…Sau đó bắt đầu diễn giải yếu tố 3,4.

18. 3 Reasons Why

  • Vì sao bạn là tốt nhất?
  • Vì sao tôi nên tin bạn?
  • Vì sao tôi nên mua ngay bây giờ?

VD: Hơn 12,000 học viên đã hoàn thành khóa học và nghiêm túc phát triển sự nghiệp tự do để có thu nhập tốt hơn và thành công hơn. Xem tại đây.

19. The 4P’s: Picture, Promise, Prove, Push

  • Picture: Vẽ ra một viễn cảnh để được chú ý và tạo ra mong muốn
  • Promise: Mô tả cách sản phẩm dịch vụ và ý tưởng của bạn có thể mang tới
  • Prove: Cung cấp bằng chứng
  • Push: Kêu gọi hành động

Tối qua thèm pizza quá mà chẳng đủ đồ để làm? Pizza đưa tới tận cửa chỉ trong 15’, 24/7. Gọi tại đây:….

20. The 4C’s: Clear, Concise, Compelling, Credible

  • Clear – Rõ ràng
  • Concise – Ngắn gọn
  • Compelling- Hấp dẫn
  • Credible – Đáng tin cậy

Đây là một công thức khá yêu thích của mình vì nó tập trung và mục tiêu và lợi ích cụ thể của độc giả. Nó giúp cho văn bản rõ ràng, ngắn gọn, có độ tin cậy.

VD:

Có bao nhiêu thể loại writers? 3 loại.

Có bao nhiêu tính cách đặc trưng của các writers? 5 loại.

Tham gia khóa học này để khám phá xem mình thuộc loại writers nào và tính cách đặc trưng khi viết của mình là gì. Hơn 500 học viên đã tham gia và có phản hồi tích cực.

21. The 4U’s: Useful, Urgent, Unique, Ultra-Specific

  • Useful – Hữu ích với người đọc
  • Urgent – mang tới cảm giác khẩn cấp, phải thực hiện ngay
  • Unique – Lợi ích của bạn mang tới là duy nhất
  • Ultra-specific – Nhắc lại một cách siêu cụ thể những ý bên trên

Đây là một công thức để đặt tiêu đề rất tốt cho các social posts. Đưa yếu tố urgent và unique vào các bài viết ngắn sẽ hiệu quả và mang lại kết quả tốt.

VD: Khóa học mới:Nắm bắt tâm lý để tạo ra sự chú ý và những nội dung. Early bird với ưu đãi cực kỳ đặc biệt cho tới hết ngày…

22. 5 basic objections

  1. Tôi không có đủ thời gian
  2. Tôi không có đủ tiền
  3. Nó không hiệu quả với tôi
  4. Tôi không tin bạn
  5. Tôi không cần nó

Có nhiều lý do để người đọc không đọc hoặc click hoặc chia sẻ, và nó có thể rơi vào 5 lý do trên. Hãy ghi nhớ những gì bạn đang viết, nếu có thể giải quyết cả 5 vấn đề thì quá tuyệt vời. Nhưng nếu bạn chỉ giải quyết 1 vấn đề, cũng đã rất ổn rồi.

VD: Cách tốt nhất để làm gì đó có ý nghĩa trong 5 phút tới: lên một danh sách khách hàng tiềm năng của solopreneur. Đây là hướng dẫn:….

23. The 6+1 model

  • 1. Context: Bối cảnh
  • 2. Attention: Chú ý
  • 3. Desire: Mong muốn
  • 4. The gap: Khoảng cách
  • 5. Solution: Giải pháp
  • 6. Call to action: Kêu gọi hành động
  • +1. Credibility: Độ tin cậy

6 yếu tố đầu của công thức này khá giống với công thức BAB, cho người đọc cảm giác về cuộc sống của họ thay đổi thế nào khi sử dụng sản phẩm dịch vụ hay giải pháp của bạn.

VD: Công cụ bán hàng cá nhân mà XXX sử dụng đã tiếp cận được với 900 nghìn người mỗi ngày.

24. The 7-steps

  • Bước 1: Thực hiện 1 lời hứa dựa trên lợi ích quan trọng nhất (thể hiện ở tiêu đề hoặc sapo)
  • Bước 2: Mở rộng lợi ích
  • Bước 3: Nói với người đọc chính xác những gì họ nhận được (VD: 37 tài liệu bạn có thể tải xuống)
  • Bước 4: Hỗ trợ bước 3 bằng việc đưa ra bằng chứng (chứng thực, xác nhận, case study)
  • Bước 5: Nói họ sẽ mất gì nếu không hành động
  • Bước 6: Nhắc lại lợi ích nổi bật của bạn
  • Bước 7: Kêu gọi hành động

Thực ra công thức này mình thấy bước 2 và 3 còn hơi thiếu chặt chẽ, cần phải đưa ra giải pháp cụ thể hơn chứ không chỉ đơn giản nói về lợi ích và những gì họ nhận được.

25. The 9-point

  1. Tạo ra sự chú ý với tiêu đề
  2. Lấy một nhân vật nào đó để truyền cảm hứng
  3. Giới thiệu và khẳng định sản phẩm
  4. Đưa ra một câu chuyện thành công hoặc nghiên cứu liên quan
  5. Thêm lời chứng thực và xác nhận
  6. Liệt kê tính năng đặc biệt hoặc giá trị bổ sung
  7. Nhấn mạnh giá trị
  8. Kêu gọi hành động
  9. Những chú ý khác

Công thức dạng này còn hợp với dạng long-form article hoặc là landing page/ sale page.

Ngoài ra thì bạn cũng có thể sử dụng một số cách chơi chữ trong hành văn để tạo ra một nội dung hấp dẫn ấn tượng hơn. Đây là 3 cách mình yêu thích:

  1. Sử dụng liên từ: “Thêm chút chà bông  trứng muối  kem ngậy, bánh ra lò xong bán hết chỉ trong 2 tiếng đồng hồ”.
  2. Sử dụng cấu trúc đảo ngược: “Bạn phải đào thải mỡ thừa ra khỏi cơ thể hoặc cơ thể bạn sẽ bị mỡ đào thải”.
  3. Lặp từ: “Dịch vụ tốt nhất. Sản phẩm tốt nhất. Chính sách tốt nhất”.

Cuối cùng thì, công thức copywriting nào là tốt nhất?

Không có công thức tốt nhất, mà chỉ có công thức phù hợp nhất.

Hãy xem xét brand voice, brand tone trước khi bắt đầu viết. Hãy xem độc giả của bạn là ai và họ thích đọc những nội dung kiểu gì. Hãy xem thể loại, platform bạn cần viết là gì. Hãy thử nhiều công thức khác nhau, thay đổi, bổ sung, chỉnh sửa.

Tất cả sẽ quyết định công thức phù hợp với bạn, với đối tượng độc giả của bạn và hãy tiếp tục sử dụng nó thường xuyên.

Hãy thử chia sẻ công thức của riêng bạn và cho mình biết bạn yêu thích công thức nào trong số 25 công thức nói trên nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *